BẠN CÓ YÊU CẦU GÌ VỀ BIẾN TẦN – HÃY ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY! HOẶC GỌI NGAY 1900 2682 – 0909097665
BIẾN TẦN – CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ CỦA THẾ KỶ.
Việc chuyển đổi điện năng từ dòng điện một chiều sang dòng điện xoay chiều đã được thực hiện vào giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20 với sự trợ giúp của bộ MG (bộ máy phát động cơ) và bộ chuyển đổi quay. Ngày nay, hầu hết các máy móc, thiết bị cũng như các động cơ điện đều có thể chạy bằng thiết bị biến tần. Vậy biến tần là gì? Trong bài viết này, Hitech Vina sẽ cung cấp một số thông tin về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng cũng như lợi ích của biến tần.
Biến tần là gì? Nguyên lý hoạt động biến tần?
Biến tần là gì?
Biến tần là thiết bị điện có khả năng biến đổi DC (dòng điện một chiều) thành AC (dòng điện xoay chiều) ở một tần số cũng như điện áp nhất định. Nó cũng có nhiệm vụ điều khiển tốc độ và mô-men xoắn cho động cơ điện.
Ví dụ, nếu chúng ta muốn cung cấp nguồn điện cho các thiết bị gia dụng thì sẽ sử dụng nguồn điện xoay chiều 230V. Trong một số trường hợp nguồn điện xoay chiều không có sẵn thì nguồn điện có thể được cung cấp cho các thiết bị gia dụng thông qua bộ biến tần 12V. Biến tần được áp dụng cho các hệ thống PV để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện trong tàu thuyền, xe tải, nhà biệt lập, công trình trên núi, vv.
Cấu tạo của biến tần bao gồm bộ chỉnh lưu, tuyến dẫn một chiều, IGBT, bộ kháng điện một chiều, bộ kháng điện xoay chiều và điện trở hãm.
Nguyên lý hoạt động của biến tần
Bộ biến tần hoạt động giữa nguồn điện và động cơ điện. Nguồn điện đi vào ổ AC và điều chỉnh nó. Sau đó, công suất điều chỉnh được gửi đến động cơ.
- Nguồn điện một pha hoặc ba pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn một chiều bằng phẳng nhờ bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Điện đầu vào thường ở mức điện áp và tần số cố định (ví dụ 380V 50Hz).
- Mạch trung gian DC làm dịu điện áp DC. Sau đó, nó chảy qua mạch chuyển đổi nghịch đảo để chuyển đổi điện áp một chiều trở lại thành điện áp xoay chiều thông qua bộ biến đổi IGBT bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.
- Quá trình này cho phép biến tần AC điều chỉnh tần số và điện áp cung cấp cho động cơ tùy thuộc vào nhu cầu của quá trình. Tốc độ của động cơ tăng khi điện áp đầu ra ở tần số cao hơn. Điều này có nghĩa là tốc độ của động cơ có thể được điều khiển thông qua giao diện người vận hành.
Phân loại biến tần hiện nay
Biến tần được phân loại thành hai loại cụ thể: biến tần một pha và biến tần ba pha.
Biến tần một pha
Nhìn chung, các loại phụ tải dân dụng và thương mại thường sử dụng điện một pha, do đó biến tần một pha được sử dụng cho các loại ứng dụng này. Bộ nghịch lưu một pha được chia thành hai phần: biến tần nửa cầu một pha và biến tần toàn cầu một pha.
Biến tần ba pha
Các ứng dụng tải công nghiệp thường sử dụng nguồn điện xoay chiều ba pha, với trường hợp này, chúng ta phải sử dụng bộ biến tần ba pha.
Bộ nghịch lưu ba pha được sử dụng để thay đổi điện một chiều đầu vào thành điện xoay chiều đầu ra 3 pha. Nói chung, 3 nhánh của nó được làm trễ với một góc 120 ° để tạo ra nguồn điện xoay chiều 3 pha. Việc điều khiển biến tần có tỷ lệ 50% cũng như điều khiển có thể diễn ra sau mỗi T / 6 của thời gian T. Các công tắc được sử dụng trong biến tần bổ sung cho nhau.
Các lợi ích của việc ứng dụng biến tần
Tiết kiệm năng lượng
Các ứng dụng quạt và bơm được hưởng lợi đáng kể khi sử dụng bộ biến tần. So với bộ giảm chấn và điều khiển bật / tắt, việc sử dụng biến tần có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng từ 20- 50% bằng cách kiểm soát chuyển động quay của động cơ.
Bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống
Khi khởi động trực tiếp, dòng khởi động lớn gấp nhiều lần so với dòng định mức, làm tăng lượng điện tiêu thụ. Biến tần không chỉ giúp khởi động êm mà còn làm cho dòng khởi động thấp hơn dòng định mức, tránh gây sụt áp và hư hỏng cho các thiết bị điện trong hệ thống.
Bảo vệ động cơ khỏi mài mòn cơ khí
Biến tần khởi động động cơ bằng cách cung cấp năng lượng ở tần số thấp. Nó tăng dần tần số và tốc độ động cơ cho đến khi đạt được tốc độ mong muốn. Người vận hành có thể đặt gia tốc và giảm tốc bất kỳ lúc nào, điều này lý tưởng cho thang cuốn và băng tải để tránh tải trọng bị bỏ rơi. Điều này giúp hạn chế tối đa hao mòn cơ khí, tiết kiệm chi phí bảo trì và tăng tuổi thọ động cơ.
Cải thiện năng suất và giảm chi phí vận hành
Trong nhiều ứng dụng sản xuất như ngành nhuộm, nhựa, gỗ, dệt… sử dụng biến tần giúp tăng năng suất lên rất nhiều so với việc sử dụng nguồn trực tiếp. Ngoài ra sử dụng biến tần có thể loại bỏ đi một số phụ kiện kém hiệu quả như motor rùa, puli… giúp giảm chi phí vận hành, chi phí sản xuất.
Giới hạn mô men xoắn có thể điều chỉnh
Biến tần có thể bảo vệ động cơ khỏi bị hư hại bằng cách kiểm soát chính xác mô-men xoắn. Ví dụ, trong trường hợp kẹt máy, động cơ sẽ tiếp tục quay cho đến khi thiết bị quá tải mở ra. Biến tần xoay chiều có thể được thiết lập để giới hạn lượng mô-men xoắn đặt vào động cơ để tránh vượt quá giới hạn mô-men xoắn.
Ứng dụng biến tần trong đời sống và sản xuất
Biến tần được sử dụng ngày càng phổ biến, dùng để điều khiển tốc độ động cơ máy móc các ngành, đặc biệt là công nghiệp và xây dựng: Bơm, quạt, cần trục, băng chuyền, điện tử, điện mặt trời, máy nghiền, máy trộn, máy cán, máy nhựa, cao su, nhuộm, dệt, đóng gói, thiết bị nâng, sơn, hóa chất. v.v
Một số ứng dụng phổ biến của biến tần như:
Điều khiển động cơ máy bơm: Khi cho vào hoạt động, công suất làm việc của máy bơm rất lớn so với hệ thống. Sử dụng biến tần cho phép điều khiển tốc độ, áp lực và lưu lượng bơm, đồng thời giúp thiết bị khởi động mềm hơn, tiết kiệm điện năng lượng.
Biến tần sử dụng trong băng truyền, băng tải: Băng chuyền, băng tải được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, nhất là dây chuyền sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra quá trình khai thác mỏ cũng cần đến băng tải rất nhiều. Biến tần được đưa vào sử dụng giúp kiểm soát chính xác vận tốc và momen động cơ, từ đó giảm hao mòn động cơ và tăng tuổi thọ cho băng tải, băng chuyền, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
Biến tần giúp điều khiển quạt hút, quạt đẩy: Các loại quạt hút, quạt gió sử dụng trong công nghiệp giúp môi trường làm việc thông thoáng, làm mát động cơ và cả con người. Để điều chỉnh lượng gió, chúng ta cần hệ thống để điều khiển động cơ, vì vậy việc sử dụng biến tần là rất cần thiết để tiết kiệm điện năng và tối ưu hóa động cơ.
Biến tần sử dụng trong máy nén khí: Đa phần máy nén khí hoạt động dựa vào công suất motor và được thiết kế dư tải nên làm tiêu tốn lượng điện rất lớn. Sử dụng biến tần giúp điều khiển tốc độ quay motor, đáp ứng cung cấp đủ lượng khí cho người dùng và tiết kiệm phần lớn điện năng.
Biến tần sử dụng trong hệ thống HVAC: HVAC là hệ thống điều nhiệt và thông gió, bao gồm động cơ bơm tuần hoàn và máy nén quạt. Việc sử dụng biến tần trong hệ thống HVAC giúp cho việc điều khiển động cơ dễ dàng. Ngoài ra, người vận hàng còn có thể điều khiển được áp lực, lưu lượng đúng với yêu cầu người dùng.
Biến tần sử dụng trong máy trộn, quay ly tâm: Máy khuấy, máy trộn là động cơ xoay chiều. Sử dụng biến tần giúp người vận hành có thể để điều khiển tốc độ trộn vật liệu trong thời gian thích hợp, tối ưu hóa chế độ hoạt động của động cơ và tiết kiệm phần lớn điện năng lượng.
Biến tần sử dụng trong máy cán, máy kéo: Trong các ngành công nghiệp như thép, nhựa luôn có sự xuất hiện của máy cán, máy kéo. Những loại máy này thường sử dụng động cơ xoay chiều. Việc sử dụng biến tần giúp điều khiển động cơ tốt hơn, đáp ứng đầy đủ và chính xác yêu cầu chuyển động dành cho công nghệ sản xuất.
Hướng dẫn cách cài đặt biến tần đơn giản nhất
Hầu hết biến tần của các hãng hiện nay đều khá giống nhau, chỉ khác ký hiệu chân. Do đó các thông số cơ bản khi cài đặt biến tần có thể áp dụng chung cho bất kỳ hãng biến tần nào. Nắm rõ những thông số cơ bản, bạn có thể cài đặt và sử dụng được biến tần dễ dàng.
Để cài đặt thông số, chọn cách RUN/STOP
Trên bàn phím hoặc thông qua chân điều khiển bên ngoài (24V+S1). Tìm thông số trong tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất có cụm từ (Main run source selection), (Operation Method) hoặc (Drive Mode – Run/Stop Method). Tùy theo hãng biến tần có cách ghi khác nhau.
Các lựa chọn như sau:
- 0: Keypad : Run/Stop trên bàn phím.
- 1: External Run/Stop control: Run/Stop bên ngoài.
- 2: Communication: Run/Stop qua cổng RS485.
Thời gian tăng tốc ( Acceleration time 1) và thời gian giảm tốc (Deceleration time 1)
Trong mọi cài đặt máy móc tự động hóa, thông số về thời gian luôn là phần quan trọng và quyết định trực tiếp đến khả năng hoạt động của máy móc, động cơ trong hiện tại và cả sau này. Để cài đặt thông số thời gian cho biến tần, bạn cần lưu ý:
- Thời gian tăng tốc là thời gian khi bấm RUN, motor sẽ chạy từ 0Hz~50Hz, mặc định 10 giây (tùy ứng dụng sẽ có thời gian khác nhau).
- Thời gian giảm tốc là thời gian khi bấm STOP đến khi động cơ ngừng hẳn.
- Biến tần có thông số cài đặt bỏ qua chế độ Deceleration, đó là Fee Run. Lúc nhấn STOP sẽ cho motor ngừng tự do.
Chọn lựa cách thức thay đổi tần số
Thông số này thường mô tả tùy mỗi hãng là (Main frequency source selection), (Frequency setting Method), (Frequency Command). Gồm các lựa chọn như:
- 0: Keypad: Thay đổi tần số bằng nút lên và xuống trên bàn phím.
- 1: Potentiometer on keypad: Thay đổi tần số bằng núm vặn.
- 2: External AVI analog signal Input: Thay đổi tần số bằng tín hiệu 0-10VDC hoặc biến trở.
- 3: External ACI analog signal input: Thay đổi tần số bằng bằng tín hiệu 4-20mA.
- 4: Communication setting frequency: Thay đổi tần số bằng RS485.
- 5: PID output frequency: Thay đổi tần số bằng tín hiệu hồi tiếp PID.
Cài đặt giới hạn tần số
Cụm từ tiếng anh thường là (Frequency upper limit), (Maximum Frequency). Đây là thông số cho phép động cơ chạy nhanh nhất với đơn vị là Hz, giả sử khi số này cài là 40Hz thì động cơ chạy tối đa là 40Hz, n=60×40/2 = 1200 Vòng/Phút. Bạn có thể cài bao nhiêu cũng được trong phạm vi thông dụng từ 1-60Hz đối với động cơ thường.
Chỉ với 4 thông số này, bạn có thể cài đặt và sử dụng biến tần một cách cơ bản. Trong quá trình vận hành và sử dụng, bạn có thể tự tìm hiểu và thông thạo các thông số còn lại.
Các thương hiệu biến tần phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng biến tần từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Dưới đây là một số hãng biến tần phổ biến tại thị trường Việt Nam:
Biến tần xuất xứ châu Âu
- Biến tần ABB: Được sản xuất tại Zurich, Thụy Sỹ và là một trong những hãng biến tần phổ biến nhất tại Việt Nam. Biến tần ABB được sử dụng trong các lĩnh vực như thiết bị điện, thiết bị điện hạ thế, hệ thống điện, tự động hóa và truyền động, tự động hóa quy trình.
- Biến tần Danfoss: Sản xuất tại Đan Mạch và Trung Quốc, có chỉ số chống nước vượt trội.
- Biến tần Siemens: sản xuất tại Berlin, Đức, là thương hiệu biến tần nổi tiếng, phổ biến hơn 200 quốc gia trên thế giới và tập trung trong các lĩnh vực điện khí hóa, số hóa, tự động hóa.
- Biến tần Schneider: Đây là một trong những dòng biến tần thông dụng nhất tại Việt Nam, có các nhà máy sản xuất tại Pháp, Trung Quốc và Indonesia.
Ngoài ra, một số hãng biến tần xuất xứ châu Âu khác như biến tần Vacon, biến tần Lenze, KEB, Fanuc, Emerson, Control Technique, Telemecanique…
Biến tần xuất xứ Nhật Bản
Các hãng biến tần Nhật Bản được đánh giá cao vì có chất lượng tốt, hoạt động ổn định và một số dòng biến tần có chức năng chuyên dụng. Một số hãng biến tần nổi tiếng của Nhật Bản được dùng phổ biến tại Việt Nam như Yaskawa, FuJi, Panasonic, Mitsubishi, Hitachi, Toshiba…
Biến tần xuất xứ Hàn Quốc
Biến tần LS là thương hiệu xuất xứ Hàn Quốc phổ biến tại Việt Nam. Biến tần này chất lượng tốt và giá thành khá rẻ so với các dòng biến tần Châu Âu hay Nhật Bản.
Biến tần xuất xứ Trung Quốc
Có rất nhiều hãng biến tần Trung Quốc được sử dụng phổ biến vào Việt Nam với giá thành rẻ và được đánh giá chất lượng tốt như biến tần Delta, biến tần Shihlin, biến tần INVT Sumo, Powtran, Alpha, Inovance, Veichi, Sinee, Rexrorth, Lion, Hedy, Chinsc, Saj, Chziri, Gtake, ENC, Sunfar, Micno, Senlan…
Các lỗi thường gặp ở biến tần và cách khắc phục
Biến tần là thiết bị đang được sử dụng rất phổ biến trong nhiều nhà máy sản xuất, doanh nghiệp… Mặc dù các loại biến tần được thiết kế đặc biệt để thích nghi trong nhiều môi trường khắt khe, nhưng trong quá trình vận hành lâu dài, việc gặp phải sự cố hỏng hóc là điều khó tránh khỏi. Đó chính là lý do vì sao bạn nên bảo trì biến tần thường xuyên và tìm hiểu cách xử lý biến tần khi phát sinh sự cố đột ngột.
Dưới đây là một số lỗi chung thường xảy ra khi sử dụng biến tần ở các hãng và cách khắc phục:
Lỗi thường gặp | Cách khắc phục |
Biến tần đang chạy thì bỗng nhiên dừng lại | Kiểm tra dây điều khiển lệnh chạy của biến tần, siết lại terminal điều khiển. |
Có tín hiệu RUN nhưng biến tần không chạy |
|
Biến tần điều khiển động cơ chạy bị giật hoặc rung mạnh động cơ |
|
|
|
Biến tần chạy nhưng Motor lại không chạy sau khi có lệnh |
|
Không khởi động được biến tần hoặc khởi động một lúc lâu mới lên, hoặc chạy một lúc thì tắt | Lỗi này cần phải am hiểu về nguồn. Vì vậy bạn nên liên hệ đơn vị sửa chữa biến tần Hitech Vina để được hỗ trợ kỹ thuật 090909.7665. |
Biến tần hiển thị bình thường khi cấp nguồn nhưng lại nhảy CB khi chạy |
|
Trong trường hợp lỗi hiển thị trên màn hình, bạn chỉ cần tra bảng mã lỗi trong tài liệu hướng dẫn của nhà cung cấp để khắc phục. Mỗi hãng biến tần có bảng quy định mã lỗi theo ký hiệu khác nhau, biến tần báo lỗi err cơ bản:
- Over Current (OC): Lỗi quá dòng.
- Ground Fault (GFF): Lỗi chạm đất.
- Over Voltage (OV): Lỗi quá áp.
- Low Voltage (LV): Lỗi thấp áp
- Over Heat (OH): Lỗi quá nhiệt.
- Over Load (OL): Lỗi quá tải.
- Phase Loss Input (PHI): Lỗi mất pha đầu ngõ vào.
- Phase Loss Output (PHO): Lỗi mất pha đầu ngõ ra
Nếu bạn đang cần bảo trì và sửa chữa biến tần, hãy liên hệ ngay cho Hitech Vina 090909.7665- dịch vụ sửa chữa biến tần số 1 Việt Nam!
Hitech Vina tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa biến tần uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam.
Hitech Vina là công ty chuyên phân phối, mua bán biến tần, linh kiện biến tần và linh kiện điện tử đồng thời cung cấp dịch vụ sửa chữa biến tần lớn nhất tại Việt Nam. Với hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực mua bán và sửa chữa biến tần, Hitech Vina đã phục vụ hơn 2000 khách hàng ở khu vực Việt Nam- Lào-Campuchia. Nhà xưởng Hitech Vina được đặt tại khu công nghiệp nặng Phú Mỹ- Bà Rịa Vũng Tàu và kho hàng – linh kiện Spare part – stock luôn có sẵn tại TP. Thủ Đức- TP.HCM. Đó là lý do vì sao chúng tôi tự tin luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời cho quý khách hàng trên khắp cả nước với giá cả hợp lý nhất.
Chất lượng dịch vụ Hitech Vina luôn được đánh giá cao bởi sự chuyên nghiệp, chủ động và tận tình. Trước, trong và sau khi hợp tác, chúng tôi luôn đồng hành cùng khách hàng để hỗ trợ tốt nhất có thể.
Các dịch vụ tại công ty Hitech Vina bao gồm:
- Cung cấp các thương hiệu biến tần chất lượng cao
- Sửa chữa, khôi phục các bo mạch điện tử và thay thế các linh kiện điện tử, linh kiện công suất
- Cài đặt chương trình và tích hợp hệ thống
- Hướng dẫn sử dụng và cài đặt máy biến tần, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật sửa chữa biến tần online 24/7 miễn phí.
- Tư vấn cải tạo tiết kiệm năng lượng và tư vấn thiết kế mô hình phù hợp với từng doanh nghiệp.
- Cung cấp linh kiện chính hãng như: IGBT, Thyristor, Diode, Transistor, MOSFET, IC chuyên dụng, Opto Driver điều khiển, tụ điện công suất lớn, main board điều khiển biến tần, điện trở mồi, điện trở xả, điện trở phanh hãm
Chúng tôi cam kết về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ bảo trì, sửa chữa biến tần chuyên nghiệp, chất lượng cao với giá thành hợp lý nhất tại Việt Nam.
Để được tư vấn và giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ sửa chữa biến tần cũng như các dịch vụ khác tại Hitech, quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây để chúng tôi hỗ trợ một cách tốt nhất:
- Địa chỉ: Số 23/20 Đường Làng Tăng Phú, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP. HCM
- Hotline/Zalo/Viber: 090909 7665
- Email: admin@congnghecao.vn